Theo thuật ngữ khoa học, bẫy tiến hóa là sự thay đổi trong môi trường xung quanh, mà kết quả là những đặc điểm có lợi được chấp nhận chung trở nên không cần thiết, hoặc thậm chí có hại.


NHÂN LOẠI BỊ ĐE DỌA BỞI 14 CÁI BẪY TIẾN HÓA

(Báo NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN- Nga)

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Stockholm, Thụy Điển đã cho công bố một bài báo mô tả cái gọi là “bẫy tiến hóa” mà nền văn minh của chúng ta có thể mắc kẹt trong đó. Có hơn một chục cái bẫy như vậy…

TỰ BIẾN THÀNH BƯỚM ĐÊM

Theo thuật ngữ khoa học, bẫy tiến hóa là sự thay đổi trong môi trường xung quanh, mà kết quả là những đặc điểm có lợi được chấp nhận chung trở nên không cần thiết, hoặc thậm chí có hại. Một ví dụ đơn giản liên quan đến côn trùng bay đêm, chúng thường bị ánh sáng thu hút. Thói quen nhào về phía ánh sáng đã được xác định ở chúng trong quá trình hóa học.

Về nguyên nhân của hiện tượng này, cho tới nay các nhà khoa học còn đang tranh cãi, nhưng rõ ràng là thói quen mang tới cho chúng lợi lộc,thích thú gì đó, nếu không bọn côn trùng này đã không có thói quen đó. Điều này thuộc bản chất của chúng.Nhưng nếu con người thay đổi điều kiện sống của những loài côn trùng đó bằng cách đặt ra đây đó những ngọn đèn thì sao? Đám côn trùng bay đêm sẽ đâm vào những nguồn sáng nhân tạo và chết cả loạt. Đối với lũ côn trùng bay đêm những ngọn đèn kia là những chiếc bẫy tiến hóa.

Nhân loại rất thành công như một dạng sinh vật học - nó đã có thể chinh phục toàn bộ hành tinh và tiếp tục chiếm lĩnh nó. Nhưng điều này cũng chống lại chính con người.

“Chúng ta cực kỳ sáng tạo với tư cách là một loài. Chúng ta có thể thích ứng với hầu hết mọi hoàn cảnh, chúng ta có thể kết hợp những nỗ lực của mình trên những quy mô rộng lớn đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, tất cả những khả năng này hóa ra lại gây nên những hậu quả không mong đợi với chúng ta”- nhà sinh vật học tiến hóa và là chuyên gia về nhân chủng học Peter Jørgensen, tác giả chính của bài báo đăng trên tạp chí “Philosophical Transactions of the Royal Society” cho biết.

Đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế, xung đột quân sự - đó chính là những hậu quả do tính sáng tạo của con người gây ra. Điều này có nghĩa là có thể có sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm mới, sự gia tăng ô nhiễm hóa học trên hành tinh, sự xuất hiện trí tuệ nhân tạo trong tầm kiểm soát và nhiều điều khác... Nhưng những điều ấy cũng sẽ trở thành những cái bẫy tiến hóa đối với chúng ta và sẽ đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của bản thân Những con người cổ đại (Homo Sapiens).

CÓ “KHO VÀNG” VẪN CÓ THỂ ĐỐI MẶT VỚI NẠN ĐÓI

Trong quá trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Thụy Điển đã xem xét 14 cái bẫy phát sinh từ những đổi mới thành công ban đầu. Ngoài những ví dụ đã nêu trên, đó còn là việc đơn giản hóa nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế không mang lại lợi ích cho người dân, sự bất ổn của hợp tác toàn cầu, sử dụng kháng sinh tràn lan và không được kiểm soát, dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc.

Họ giành riêng sự tập trung vào một ví dụ liên quan đến việc đơn giản hóa hệ thống nông nghiệp. Cái bẫy ở đây là thế này. Việc trồng trọt và sử dụng rộng rãi một số loại cây trồng có năng suất cao (lúa mì, gạo, ngô, đậu nành) đã dẫn đến thực tế là lượng calo tiêu thụ đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ vừa qua. Có vẻ như vấn đề lương thực - ít nhất là đối với các nước phát triển - đã được giải quyết.

Nhưng những thành công của nông dân đã khiến ngành thực phẩm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và biến đổi môi trường. Khí hậu đang trở nên hỗn loạn. Hàng năm, hạn hán, mưa lớn và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu liên tiếp nhiều năm bất lợi xảy ra, “kho vàng” sẽ đối mặt nghiêm trọng với nguy cơ nạn đói.

CHỖ NÀY CÓ NGÕ CỤT NÀY, CHỖ KIA CÓ NGÕ CỤT KIA

Các nhà khoa học Thụy Điển nhấn mạnh rằng trong số 14 cái bẫy tiến hóa, 12 bẫy đã tiến khá xa và sẽ không dễ để tránh được chúng. Hơn nữa, các bẫy củng cố lẫn nhau: nếu nền văn minh đi vào ngõ cụt này thì khả năng cao là nó sẽ đi vào ngõ cụt khác, nằm ngay bên cạnh.

Những cạm bẫy ít nguy hiểm nhất mà họ hiện thấy là quyền tự chủ của công nghệ (trí tuệ nhân tạo và robot) và sự mất mát vốn xã hội (vòng tròn xã hội giảm) do số hóa.

Theo Peter Jorgensen, nhân loại vẫn chưa nhận ra rằng mình đã thay đổi thực tại của chính mình đến mức nào và tiếp tục thay đổi nhanh đến mức nào. Đã đến lúc- cuối cùng- phải hiểu ra điều này để tìm ra lối thoát khỏi ngõ cụt tiến hóa và tạo ra một tương lai an toàn hơn.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ