Giới trẻ hiện đại đã mất niềm tin vào tự do và dân chủ- báo “Spiked” viết. Trong thời đại tiến bộ công nghệ, nhiều bạn trẻ thậm chí không vội vàng tìm việc làm hay lập gia đình. Họ lo hơn cả là trí tuệ nhân tạo có nguy cơ thay thế con người trong nhiều lĩnh vực đời sống.

THẾ GIỚI SẮP BỊ DIỆT VONG. VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG LIÊN QUAN GÌ

(Báo SPIKED –Anh)

Có cảm giác như giới trẻ ngày càng một điên cuồng hơn. Một bộ phận lớn trong số họ- đáng kinh ngạc sao- tỏ ra đồng cảm với những kẻ khủng bố đã tấn công Israel, ủng hộ việc loại bỏ ngay lập tức nhiên liệu hóa thạch và mơ về việc cuối cùng sẽ xóa bỏ sự khác biệt về giới tính. Tất cả những quan điểm này đều đáng báo động, nhưng chúng cũng phản ánh một tình trạng bất ổn sâu sắc hơn - một sự suy thoái các chuẩn mực xã hội, sự giảm thiểu giao tiếp cá nhân, giảm thiểu khả năng đọc viết cơ bản và sự sụp đổ của tư duy logic.

Thế hệ Z (những người sinh khoảng từ năm 1997 đến năm 2012) không có chất xúc tác duy nhất mà Chiến tranh Việt Nam đã mang lại cho thế hệ bùng nổ dân số Boomers (những người sinh từ năm 1946 đến năm 1964). Những người thuộc thế hệ Boomers tức giận và lo lắng, nhưng phần lớn họ không phải nghĩ đến tương lai, bởi thuở ấy mọi điều nhìn chung diễn ra dường khá suôn sẻ: việc làm được tạo ra, bất động sản và cổ phiếu tăng giá. Phần lớn thanh niên ngày nay- về nguyên tắc- đều sợ tương lai. Theo một nghiên cứu của tạp chí “The Lancet”, phần lớn trong số họ tin rằng hành tinh của chúng ta sẽ bị diệt vong do biến đổi khí hậu.

Cái nhìn bi quan này về tương lai gây bất lợi cho giới trẻ - đặc biệt là về kinh tế. Chỉ 36% số người được hỏi trong một cuộc điều tra mới của báo “The Wall Street Journal” và “Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Quốc gia” tại Đại học Chicago chứng minh rằng: Giấc mơ Mỹ vẫn còn sức hấp dẫn, nhưng niềm tin này suy giảm trong giới trẻ.

Ngày nay, chưa đến một nửa thế hệ Millennials (những người sinh từ khoảng năm 1981 đến năm 1996) cảm thấy thoải mái hơn về mặt tài chính so với cha mẹ họ ở cùng độ tuổi. Đây là thế hệ đầu tiên trong lịch sử hiện đại, kém hơn về mặt này so với lớp người đi trước. Khoảng bảy trong mười người Mỹ cho rằng giới trẻ hôm nay khó khăn hơn thế hệ cha mẹ họ khi phải dành tiền tiết kiệm cho tương lai (72%), chi trả cho giáo dục đại học (71%) hoặc mua nhà (70%). Điều này được thể hiện rõ ràng trong báo cáo của “Trung tâm Nghiên cứu Pew” năm 2021.

Tác động bất lợi nhất là tỷ lệ sở hữu nhà giảm sút, bởi vì đối với 3 hay 5 người trẻ, chính bất động sản là một phần không thể thiếu trong giấc mơ Mỹ. Chủ sở hữu tài sản sẽ sẵn sàng gắn bó cội nguồn lâu dài hơn, trưởng thành nhanh hơn và có nhiều khả năng lập gia đình hơn. Tuy nhiên, theo Cục điều tra dân số Mỹ.Tuy nhiên, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, tỷ lệ sở hữu nhà ở giới trẻ từ 25 đến 34 tuổi chỉ là 45% so với thế hệ X (những người sinh từ khoảng năm 1965 đến 1980). Trong số những người thuộc thế hệ Millennials chuẩn bị lập gia đình, con số đó đã giảm xuống còn 37%.

Tại Anh, giá bất động sản đạt mức kỷ lục vào năm ngoái và tỷ lệ sở hữu nhà ở những người dưới 35 tuổi đã giảm một nửa từ năm 1997 đến năm 2017.

Xu hướng đáng báo động tương tự cũng được thấy trên thị trường lao động. Dù tình trạng thiếu lao động chắc chắn sẽ trở nên ngày càng tệ hơn, nhưng đồng lương thực tế của phần lớn dân chúng ở Mỹ, EU, Nhật Bản và Anh không vượt hơn chi phí họ phải bỏ ra.

Ở Hoa Kỳ việc nam giới tham gia thị trường lao động hiện thấp hơn so với năm 1940, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao gấp ba lần. Tỷ lệ này đặc biệt giảm mạnh ở nam giới trẻ, từ hơn 80% vào những năm 1980 xuống còn gần 60% hiện nay.

Những điều kiện như vậy bóp nghẹt tình yêu công việc và khát vọng làm việc không chỉ ở phương Tây mà ngay cả ở Đông Á. Thái độ như vậy đối với nhu cầu làm việc của thế hệ Millennials và Gen Z ở khu vực này cũng đang ngày càng giảm xuống một cách nghiêm trọng.

Nghiên cứu gần đây của tổ chức kinh doanh “Conference Board” chỉ ra rằng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy đối với Thế hệ Z, “sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cá nhân” quan trọng hơn “thăng tiến nghề nghiệp”. Một số bạn trẻ thậm chí còn công khai gọi thất nghiệp là “những ngày vui vẻ và vô tư”. Đối với đại đa số người lao động bán thời gian ở Mỹ, đây là một lựa chọn có ý thức: họ không có ý định chuyển sang làm việc toàn thời gian.

Ở châu Âu hiện nay đã hình thành nột lực lượng lao động thụ động nhất thế giới, với mức thu nhập cao nhất.Các nhà tuyển dụng ở Anh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy giảm đạo đức làm việc của thế hệ Millennials. Gần 10% thanh niên Anh, dù còn đang đi học hay không đi làm, không hề có kế hoạch tìm việc và khoảng một phần ba trong số các bạn trẻ này hoài nghi họ khó đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Điều này đi kèm với thực tế là người trẻ ngày càng trưởng thành chậm hơn và có ít con hơn.

Hiện tượng tương tự cũng có thể được tìm thấy ở Nhật Bản. Ngay cả ở Trung Quốc, một bộ phận đáng kể thanh niên, kể cả những người có học vấn cao, thích “nằm im dưới đáy hố”. Những bạn trẻ này tìm kiếm một cuộc sống không có cam kết về công việc và không phải nỗ lực phát triển trong bản thân các kỹ năng hữu ích, không phải tích tụ thành tích và không thích phải vươn tới các chỉ số được công nhận gần đây của một cuộc đời trưởng thành, kể từ việc sở hữu một ngôi nhà cho đến kết hôn hoặc lập gia đình. Không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ sinh ở Châu Âu, Châu Mỹ và Đông Á đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ