Trong suốt cuộc hành quân Bắc
tiến, đạo quân chủ lực do đích thân Quang Trung chỉ huy chính là đạo quân giao
chiến nhiều nhất. Liên tiếp hạ các đồn Gián Khẩu, Nguyệt Quyết, Nhật Tảo rồi Hà
Hồi..
Danh tướng NGUYỄN HUỆ của dân tộc Việt Nam
PHÙNG VĂN
KHAI
“Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!”
(Ai tư vãn - Bắc cung Hoàng Hậu Ngọc Hân)
Trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hiếm có một anh hùng nào
như Nguyễn Huệ, xuất thân áo vải, cả đời chinh chiến, danh vang bốn biển, đánh
giặc lập nước, tôn vinh văn hiến, khuyến học khuyến tài, những bậc quốc sĩ danh
thần nhiều người cảm phục uy danh mà theo về giúp rập. Đặc biệt, trong hai lần
đại phá quân Xiêm La và quân Thanh, ông đã bằng vào tài năng quân sự thiên bẩm
của mình, đánh cho lũ giặc phía Nam, phía Bắc phải kinh hồn bạt vía. Ông từng
hào sảng tuyên ngôn trong Chiếu xuất quân
khích lệ tướng sĩ khi hành binh ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh:
Đánh cho để dài
tóc
Đánh cho để đen
răng
Đánh cho nó chích
luân bất phản
Đánh cho nó phiến
giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri
Sử gia Trần Trọng Kim, khi bàn về Hoàng đế Quang Trung đã
viết: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược
mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng
những người hiền tài văn học. Khi ngài ra đất Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đều
được trọng dụng, và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiếp thì thật khác thường”.
Hoàng đế Quang Trung, trong hàng loạt các chiến công lừng
lẫy, võ công đại thắng 29 vạn quân Thanh năm Kỷ Dậu là võ công chói lọi nhất,
thể hiện đầy đủ phẩm chất thiên tài quân sự toàn diện nhất, cũng là một trong
những võ công mà giặc phương Bắc mỗi khi nhắc đến đều phải khiếp phục nhất.
Lê Chiêu Thống cùng đường chạy sang Trung Quốc,
cầu viện hoàng đế nhà Thanh. Cuối năm 1788, với dã tâm muốn cướp
nước ta, Hoàng đế Mãn Thanh - Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29
vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào
chiếm đóng Thăng Long.
Từ xưa đến nay, lũ giặc phương Bắc thời nào cũng vậy, đều
viện dẫn đủ mọi sự trí trá lường gạt, dưới mọi hình thức chiêu trò lăm le cướp
nước ta. Nguyễn Huệ, khi ấy còn là Bắc Bình vương đã sớm tiên liệu cuộc xâm
lược này và có kế sách để đánh bại chúng.
Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn, cố thủ chờ lệnh. Cuộc rút lui chiến lược này là một nước cờ
cao diệu của các danh thần danh tướng Tây Sơn. Nó cho thấy Đại Việt ta từ xưa
đến nay, hễ khi nào giặc phương Bắc xuống đánh cướp thì những bậc hiền tài
lương đống luôn có cách xử lý rất linh hoạt kịp thời, tạo thế, bày mưu để tiếp
đó giáng cho chúng những đòn đích đáng.
Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc. Để
lấy danh nghĩa chính thống, Bắc Bình vương lên ngôi Hoàng đế,
lấy niên hiệu Quang Trung. Các tướng soái
và đặc biệt là nhân dân trong cả nước vô cùng phấn chấn ủng hộ Hoàng đế Quang
Trung, đó cũng là lòng người cả nước đều tôn kính Nguyễn Huệ vậy.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới
10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền,
hậu, tả, hữu và trung quân, đặc biệt còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại
Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ
đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân
ra Bắc Hà.
Tôn Sĩ Nghị vốn bản chất nước lớn, ỷ thế quân đông đã coi
thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần,
hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang
Trung đã ra đến Tam Điệp.
Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch
quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía
Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các
đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp
với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường
biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt
các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn
nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng
dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước
nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long
bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân
Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn.
Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Thăng Long. Sáng mồng 5, Quang Trung
mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh
liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị
giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long,
cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi
theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất
nhiều làm dòng sông bị nghẽn tắc. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh
quân Tây Sơn của Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc chặn đánh tơi tả chạy về. Lê Chiêu
Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi
theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và
Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế, dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho
suốt vài chục dặm không có người. Như
vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân
Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón
hân hoan của nhân dân.
Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 là một trong những trận chiến chống
ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam được các nhà nghiên cứu Việt
Nam như Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đánh giá là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế bách
chiến bách thắng Quang Trung. Chiến thắng này
đã chặn đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh dưới thời Càn Long thịnh trị.
Hành quân thần tốc, hạ chớp nhoáng liên tiếp gần 10 đồn,
tiêu diệt quân địch đông hơn từ cường quốc phương Bắc. Tất cả chỉ diễn ra trong
6 ngày. Yếu tố bất ngờ trong chiến thuật của Hoàng đế Quang Trung luôn khiến
quân Thanh lâm vào thế bị động. Bất ngờ chiến lược mà ông giành được là đánh
địch ở không gian và thời gian do mình lựa chọn.
Đầu tiên là việc ra quân thần tốc. Tôn Sĩ Nghị ban đầu yên
tâm với hệ thống đồn phòng thủ liên tiếp nương tựa nhau, định cho quân nghỉ
ngơi tới mồng 6 ra quân đánh quân Tây Sơn. Nhưng quân Tây Sơn hành quân quá
nhanh tới Tam Điệp ngay từ trước Tết nguyên đán buộc Tôn Sĩ Nghị phải thay đổi
kế hoạch. Từ chủ định tấn công, Tôn Sĩ Nghị không kịp điều quân thực hiện ý
định đó mà phải phòng thủ chờ quân Tây Sơn đến.
Trong suốt cuộc hành quân Bắc tiến, đạo quân chủ lực do
đích thân Quang Trung chỉ huy chính là đạo quân giao chiến nhiều nhất. Liên
tiếp hạ các đồn Gián Khẩu, Nguyệt Quyết, Nhật Tảo rồi Hà Hồi, tưởng chừng mũi
chủ công đang đà thắng trận này sẽ sấn ngay tới Ngọc Hồi dù nó kiên cố. Thấy
quân Tây Sơn tiến nhanh và đã bị choáng váng vì mất liền mấy đồn từ Hà Hồi về
phía Nam, nên quân Thanh sẵn sàng nghênh chiến ở Ngọc Hồi ngoài cửa ngõ Thăng
Long. Việc Quang Trung hành quân quá nhanh và hạ các đồn tiền tuyến quá mau lẹ
khiến quân Thanh ở Ngọc Hồi bị động, không dám chủ động tác chiến. Nhưng đó
chính là lúc biến ảo nhất trong chiến thuật quân sự của Quang Trung tại lần Bắc
tiến này.
Ngô Ngọc Du, một nhà thơ đương thời đã ghi lại không khí
tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong một bài thơ:
Giặc đâu tàn bạo
sang điên cuồng
Quân vua một giận
oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài
xông thẳng tới
Như trên trời
xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa
giặc tan tành
Bỏ thành cướp đó
trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ
chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường
vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan
trời lại sáng
Đầy thành già trẻ
mặt như hoa
Chen vai khoác
cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn
thuộc núi sông ta"
Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ không những là nhà quân sự kiệt
xuất, danh tướng bách chiến bách thắng của dân tộc Việt Nam, mà còn là nhà
ngoại giao xuất sắc với tài nhìn xa trông rộng đã tạo ra những bước ngoặt lịch
sử, mềm mại nhưng cương quyết, những sách lược khôn khéo, chính nghĩa, đanh
thép, giữ vững chủ quyền, tạo dựng thế nước bằng những chính sách ngoại giao
đặc biệt.
Ngay từ khi kéo quân đến Tam Điệp trên đường ra Thăng Long đánh quân
Thanh, vua Quang Trung đã tính đến việc giảng hòa với nhà Thanh sau khi thắng
trận. Cho nên khi kéo quân vào Thăng Long,
ông đã ra lệnh cấm giết bại binh Thanh triều mỗi khi bắt được. Nhà vua lại cho
phép quân Thanh được ra đầu thú. Nhờ chính sách khoan hồng này, số quân Thanh
được giải về Thăng Long có đến hàng ngàn người, họ đều được cấp lương ăn và
quần áo mặc. Trước khi trao trả cho nhà Thanh, vua Quang Trung ra một tờ chiếu
dụ chúng với lời lẽ chính nghĩa đanh thép, đầy tự hào, chí tình chí lý:
"Việc quân là
cái độc của thiên hạ.
Gặp giặc thì giết,
lẽ đó là thường.
Bắt được mà tha,
xưa chưa từng có.
Trẫm theo lẽ trời
và thuận lòng người, nhân thời cách mệnh, lấy việc binh nhung mà định thiên hạ.
Việc Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị nhà các ngươi sức hèn tài mọn, không biết tự lượng,
đem hai mươi chín vạn quân sang cửa quan, vượt suối trèo non, vô cớ xông vào chỗ
hiểm nguy để gây binh hấn, khiến cho các ngươi, một lũ dân đen vô tội phải nằm
sương gối tuyết chết ở hòn đạn mũi tên. Đó là tội của Tổng đốc nhà các ngươi!
Trẫm trỏ cờ lệnh,
chỉ trong một trận, quét sạch các ngươi như kiến cỏ; kẻ đã chết trận xương chất
thành núi. Những kẻ trận tiền bị bắt, hoặc thế bách xin hàng, đáng lẽ phải
thiết quân luật mà chém ở pháp trường. Song vì thể tấm lòng hiếu sinh của
thượng đế và lấy tấm lòng bao dung, trẫm tạm tha tính mạng cho các ngươi, cho
các ngươi được sung vào các hàng quân, hoặc cấp lương cho, để các ngươi khỏi bị
khổ kẹp cùm, đánh đập.
Đấng vương giả coi
bốn bể như một nhà, các ngươi nên thể lòng trẫm mà bỏ sự ngờ sợ để báo ơn trẫm!".
Khi đem những tù binh này trả về Trung Quốc, vua Quang
Trung có viết cho Thang Hùng Nghiệp lúc này đang đảm đương chức vụ Quảng Tây phân tuần Tả giang binh bị đạo thống lý biên vụ. Bức thư
trong đó có đoạn:
“...Trượng phu làm
việc bao giờ cũng minh bạch, không giết kẻ đã xuống ngựa xin hàng, nên đối với
họ, tôi đã nhất nhất thu nuôi cả. Nay đã điều tra cẩn thận, thì số quan quân
hiện còn ở quốc đô vào hơn 500 người. Ngoài số 200 tên do quân bản bộ đem đến
những nơi trấn thủ và ngót 100 bị đau ốm tật dịch ra, tôi giao cho bồi thần là
bọn Nguyễn Hữu Trù đem đến cửa ải nộp trả 550 tên. Còn 200 tên nữa đang đi
đường khác sẽ lục tục nộp sau...”
Thang Hùng Nghiệp nhìn thấy tận mắt sức mạnh của quân Tây Sơn, ông thấy
nhân dân Trung Quốc lũ lượt chạy lên phía bắc khi họ được tin quân Tây Sơn đuổi
quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đã vào trấn Lạng Sơn. Thang Hùng Nghiệp tự thấy rằng,
nếu để chiến tranh xảy ra một lần nữa thì trước hết chỉ có hại cho nhân dân
Trung Quốc, sau nữa có hại trực tiếp đến bản thân địa vị của mình. Là biên thần
ở Quảng Tây, ông không thể không tham dự cuộc viễn chinh mà sẽ cầm chắc sự thất
bại. Trong trường hợp lại thất bại, đừng nói chức vị, mà ngay cả tính mạng sẽ
khó được bảo toàn. Trước mắt chỉ có một con đường là chấm dứt chiến tranh,
giảng hòa với Tây Sơn thì mới có lợi cho nhân dân Trung Quốc và có lợi cho bản
thân. Viên biên tướng lòng đầy sợ hãi đã phải suy tính trước sau hết sức cẩn
thận để giữ mình và tránh một cuộc đổ máu lớn của cả hai bên.
Ngày 12 tháng giêng năm Kỷ Dậu, sau trận Ngọc Hồi - Đống Đa 7 ngày, Thang Hùng Nghiệp đã bí mật viết cho vua Quang
Trung một bức thư như sau:
"Xét ra vua
Lê nước An Nam phụng sự thiên triều đã lâu, khi bị họ Nguyễn Tây Sơn chiếm đoạt
quốc đô, Đại Hoàng đế sai Nguyên nhung đem quân ra cửa Nam Quan lấy lại đất cho
nhà Lê, rồi lại nối phong cho làm quốc vương. Không ngờ Lê Duy Kỳ hèn yếu không
có tài năng, không chấn tác được gì, lại đem mẹ ngầm trốn đi. Thế là họ Lê
không dấy lên được.
Vì thế ta mật đưa
trát dụ cho biết rằng: Họ Nguyễn Tây Sơn nhân lúc này chưa có dụ chỉ, chọn ngay
một vài viên quan lập tức đem biểu đến cửa Nam Quan tâu với Đại Hoàng đế rằng:
"Vì Duy Kỳ không được nhân dân quy phục, nhân dân trốn tránh đi hết, nên
phải đem quân đến thay trấn thủ. Không ngờ khi đi đường, gặp quân thiên triều,
thế rất dữ dội, gặp ai cũng giết. Bó tay chịu trói thế tất bị giết hết cả. Bởi
thế, những người cầm quân phải chống cự lại. Tự biết rằng mang tội rất nặng.
Hiện đã tra ra những người kháng cự thiên binh và đã đem chém đi rồi.
Tờ biểu này trang
sau đề niên hiệu thiên triều, đóng ấn "Khâm ban An Nam quốc vương".
Như thế thì lời biểu cung thuận, Đại Hoàng đế xét lòng thành sẽ cho ngươi chủ
trì quốc sự”.
Lúc Thang Hùng Nghiệp viết thư trên là lúc quân Tây Sơn
đang truy kích hết sức mãnh liệt tàn quân Thanh. Lại có tin quân Tây Sơn sẽ
vượt qua biên giới đánh thẳng vào Lưỡng Quảng, Thang Hùng Nghiệp vô cùng hoảng
sợ. Sau mật thư trên ba ngày, Thang Hùng Nghiệp lại viết cho vua Quang Trung
một bức thư nữa, mặc dầu thư thứ nhất chưa đến tay Hoàng đế Quang Trung.
Bức thư như sau:
"Xét họ Lê
nước An Nam hèn nhát bất tài không giữ được nghiệp tổ. Nay lại bỏ nước ngầm
trốn đi, thì người ấy quyết không thể lại cho làm chủ nước An Nam.
Bây giờ đang định
tâu xin Đại Hoàng đế cho lập người tài năng chính trực để trấn thủ nước An Nam,
trên dâng lễ cống, dưới thỏa đời sống của nhân dân.
Ngươi là họ Nguyễn
Tây Sơn ở gần An Nam, chưa biết chừng Đại Hoàng đế đem ngươi phong làm An Nam
quốc vương. Bởi vì hiện tại, trừ họ Nguyễn Tây Sơn ra, thực không có người nào
có thể chủ trì được công việc của nước An Nam.
Bản quan trước đã
sai người đem tờ biểu dụ đến đô thành nhà Lê. Ngày ấy, chủ ngươi tất đã làm tờ
phúc đưa đến. Hiện lại nghe nói lũ quan đầu mục các ngươi đã đến Lạng Sơn.
Nhưng không được làm hại quan dân trăm họ xứ ấy, phải để cho họ yên tĩnh giữ
phép, đợi chủ ngươi phúc bẩm. Nếu các ngươi không ước thúc các quan mục, lại
dám tự ý làm bậy, thì Đại Hoàng đế không những không ban ân điển, mà còn tức
giận cho họp quân tiến đánh, không thể khoan thứ được”.
Thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để
giảng hòa, ngày 18 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm viết cho
Thang Hùng Nghiệp một bức thư với lời lẽ khi thì cứng rắn, khi thì mềm dẻo. Cứng
rắn trong thái độ bảo vệ độc lập của dân tộc, mềm dẻo để nhà Thanh chấp nhận
được điều kiện giảng hòa mà không mất thể diện.
Bức thư như sau:
"Tôi là một
người áo vải ở trại Tây Sơn nước An Nam, sinh trưởng ở cõi xa, hâm mộ thánh
giáo Trung Hoa. Gặp lúc biến cố đành theo chinh chiến. Mùa hạ năm Bính Ngọ, có
việc ở Tây thành rồi lại về Nam. Mùa xuân năm Mậu Thân, nhân trong nước không
yên, đem quân lại đến Thănh Long. Năm ấy đã khiến sứ giả đến cửa Nam Quan đem
đủ quốc tình tâu lên, cúi mong Đại Hoàng đế phân xử. Nhưng Lưỡng Quảng tổng đốc
Tôn Sĩ Nghị xé thư đuổi sứ, rồi lại nghe các nịnh thần triều Lê nịnh hót nói
khéo, vô cớ động binh, gây việc hiềm hấn ở ngoài biên.
"Ngày 5 tháng
Giêng năm nay, lúc mới đến, tôi mong gặp Tôn Sĩ Nghị để hỏi xem dùng binh có
thực là do Đại Hoàng đế không? Nhưng Sĩ Nghị tự đón đánh, rồi bị đày tớ của tôi
đánh bại, quân sĩ giầy xéo lên nhau chết không biết bao nhiêu mà kể. Những quân
hiện bị bắt hiện còn hơn 800 người... Tôi đã cấp cho ăn mặc và cho ở riêng một
chỗ. Tôi không lấn sang biên giới để phải tội với thượng quốc.
Chỉ vì con cháu
nhà Lê hèn yếu, người trong nước đều về với tôi. Sĩ Nghị vì cớ tài sức, muốn
phù trì người hèn yếu, không tài, đem tấm lòng cung thuận của tôi vất bỏ đi.
Lại đưa thư vào trong cõi, muốn giết hại tôi cho sướng. Bởi thế gây nên binh
đao rồi bị thảm bại.
Tôi ở xa bến biển,
làm gì cũng bị Sĩ Nghị ức hiếp. Nay sự thế xui khiến, tôi đã mang tiếng lấy
cánh tay bọ ngựa chống bánh xe. Tiếp được lời dụ của đại nhân, lòng mắt đều mở
rộng ra... Còn như mẹ con Duy Kỳ gây nên hiềm hấn, rồi bỏ nước ngầm trốn, hoặc
giả lại đến đất biên giới của thượng quốc. Tôi mong Tôn đài tra rõ tâu lên rồi
đưa cho bản quốc lĩnh về xét xử cho hả lòng dân. Như thế mới là trừ ác trừ tận
gốc.
Nay quân đội cốt ở
chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông, binh lính quý ở chỗ tinh nhuệ,
không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng ở chỗ vô cùng mềm dẻo, chứ không phải ỷ
mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít đâu.
Nếu tình hình trên
không được bày tỏ, thiên triều không khoan dung, muốn động binh chinh chiến,
thì nước nhỏ không được thờ nước lớn, tôi cũng đành nhờ trời mà thôi”.
Bức thư trên vua Quang Trung giao cho Vũ Văn Dũng khi đó là
một đại thần mang sang Quảng Tây giao cho Thang Hùng Nghiệp, cùng với một tờ
biểu nhờ Thang Hùng Nghiệp trình lên cho vua Càn Long. Ngoài ra còn có cả Hịch động binh của Tôn Sĩ Nghị. Tờ biểu
vừa kể tội Lê Duy Kỳ, vừa kể tội Tôn Sĩ Nghị, nó được kết thúc bằng một câu
biểu thị thái độ rất cứng rắn của triều đại Tây Sơn:
“Ôi! Đường đường
Thiên triều mà tranh được thua với nước nhỏ, cùng binh độc vũ để thỏa lòng
tham. Đó là điều trái với đức hiếu sinh của Thượng đế, chắc thánh tâm cũng
không nỡ thế. Nhưng muôn một xảy ra nạn binh đao không dứt, tình thế đến thế
thật không phải lòng tôi muốn thế, mà cũng không dám biết vậy”.
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam suốt mấy nghìn năm, có lẽ
chưa một lúc nào mà phương Bắc đã phải rơi vào thế tiến thoái lưỡng nam, vừa bị
khinh khi, đe noi, vừa bị giễu nhại cười cợt bi hài đến thế.
Xem thư và tờ biểu, Thang Hùng Nghiệp tái mặt. Họ Thang
biết vua Quang Trung là người có ý thức dân tộc sâu sắc, không chịu làm những
gì hại tới quốc thể. Họ Thang đánh bài liều ỉm tờ biểu đi không đệ về Yên Kinh
cho vua Càn Long. Một mặt, Thang Hùng Nghiệp tìm mọi cách bàn bạc với Vũ Văn Dũng liên tiếp viết thư gửi vua Quang Trung với
lời lẽ mềm mỏng và có ý mách nước để hai bên tránh đi một cuộc chiến.
Quan hệ Việt - Thanh dần dần tiến một bước dài thuận lợi
với cả hai bên. Càn Long đã đích thân bãi bỏ việc nam chinh, chuyển Phúc Khang
An từ chức Đề đốc binh mã chín tỉnh sang làm chức Tổng đốc Lưỡng Quảng.
Nhà Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù và tiếp
nhận sứ thần Tây Sơn.
Sau đó, Phúc Khang An còn viết cho Vua Quang Trung một bức
thư dài báo cho vua Quang Trung biết bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo
kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở "ngoại biên" "quyết
không cho về nước nữa".
Liền sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung,
đại ý nói: Do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem
quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh đánh,
quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên quân Thanh bị
chết hại nhiều. Hoàng đế Càn Long còn cho rằng, khi quân Thanh vào Thăng Long, thiên
triều đã ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh,
cho nên có trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu.
Đây chắc chắn là thắng lợi mang tính bước ngoặt của nhà Tây
Sơn, mà trong đó Hoàng đế Quang Trung đóng vai trò then chốt, cùng các đại thần
mà tiêu biểu là Ngô Thì Nhậm đã bằng lý lẽ và thực lực, bắt phương Bắc phải dần
dần theo ý mình
Trong tờ chỉ vua Càn Long đã tỏ ra rằng nhà Thanh không
thừa nhận Lê Duy Kỳ làm An Nam quốc vương nữa, như vậy đã mặc nhiên thừa nhận
Nguyễn Huệ là chủ nước Đại Việt. Nhưng khi Nguyễn Huệ xin cầu phong, nhà Thanh
vẫn lắt léo bác đi. Nhà Thanh nhắn rằng, đợi Nguyễn Huệ vào chầu tại
Yên Kinh rồi mới phong vương.
Vua Quang Trung viện cớ mình chưa được phong vương, sợ có
điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước khác ở Yên Kinh. Trước lý lẽ
này, Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.
Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm
An Nam quốc vương.
Tháng 11 năm 1789, sứ bộ nhà Thanh mang chiếu phong vương
của Càn Long sang Đại Việt phong cho Nguyễn Huệ. Các tướng lĩnh Bắc Hà đón tiếp
sứ nhà Thanh ở Thăng Long, cho người giả làm Nguyễn Huệ đứng ra nhận chiếu
phong vương, cùng nhiều tặng vật của vua Thanh gửi sang, trong đó có đôi vòng
ngọc đeo tay.
Việc vua Quang Trung được vua Càn Long chính thức phong làm
An Nam quốc vương là một thắng lợi rất lớn về ngoại giao của nhà Tây Sơn.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, nhà quân sự kiệt xuất, danh
tướng bách chiến bách thắng của dân tộc Việt
Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ kể từ khởi nghĩa Tây Sơn đã
từng bước trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, chăm lo xây dựng
quân đội Tây Sơn trở thành đội quân tinh nhuệ, thiện chiến. Hơn 20 năm đánh
Đông dẹp Bắc, anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã lập nên những kỳ tích oanh liệt,
nhiều lần đập tan các tập đoàn phong kiến phía Nam, phía Bắc, chấm dứt cảnh đất
nước bị chia cắt trên 200 năm, đánh tan 5 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm -
Xoài Mút và đặc biệt lập nên võ công quét sạch 29 vạn quân Thanh. Ngay sau
thắng lợi, Nguyễn Huệ đã chủ trương lập lại quan hệ bang giao với nhà Thanh để
tranh thủ xây dựng nền hòa bình, có thời gian xây dựng lại đất nước sau nhiều
năm chiến tranh loạn lạc.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ không những vang danh với các
võ công, tài ngoại giao, ông còn nổi tiếng với tâm và tài trong công cuộc xây
dựng, tái thiết đất nước. Ông đã ban hành “Chiếu khuyến nông”; “Chiếu lập học”;
“Chiếu cầu hiền”; “Dụ tướng sĩ” nổi tiếng trong lịch sử.
Nhân dân Việt