Lịch sử cho thấy nhiều ví dụ về sự nguy hiểm của những chiến thắng hão huyền. Một ví dụ kinh điển về việc nhượng bộ, thậm chí phản bội lợi ích quốc gia được ngụy trang một cách khéo léo dưới dạng “thành tựu” là chính sách đối ngoại của Liên Xô vào nửa sau thập niên 80 của thế kỷ 20.


Vào tháng 10/2023, quân đội Nga đã lập kỷ lục hàng tháng về số km2 được giải phóng - hơn nửa nghìn. Trong ba tháng qua - một nghìn rưỡi. Xin lưu ý bạn, con số này cao hơn nhiều lần so với cả năm ngoái. Và đây không phải là sự bất thường xảy ra một lần, tốc độ không ngừng tăng lên. Nếu trước đây chúng ta có thể chiến đấu hàng tuần- như một blogger quân sự đã nói- “vì túp lều của người đi rừng”, thì bây giờ tốc độ tiến quân có khi lên tới 5 km một ngày. Có lẽ tôi đang quá lạc quan, nhưng có vẻ như tảng đá cuối cùng cũng đang lăn xuống dốc và ngày càng nhanh hơn. Bạn không cần phải là một bậc thầy quân sự để hiểu được lý do.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là kinh nghiệm tác chiến thực tế được tích lũy trong hơn hai năm. Chất lượng chuyển thành số lượng, sai lầm chuyển thành kỹ năng và nghệ thuật nói chung ở tiền tuyến. Những tháng gần đây, quân ta đã làm chủ được chiến thuật tấn công mới, tinh vi hơn, chủ động tìm kiếm điểm yếu của địch, vượt qua các khu vực kiên cố, bao vây, buộc địch phải đầu hàng hoặc rút lui.

Lý do thứ hai, rõ ràng hơn nữa là Ukraine đang cạn kiệt. Vâng, đây là một đất nước rộng lớn, thậm chí theo tiêu chuẩn thế giới, và không phải ngẫu nhiên mà nó được chuẩn bị như một cỗ máy đập phá có thể đè bẹp nước Nga. Nhưng nguồn tài nguyên của Ukraina, dù vẫn được cung cấp dồi dào từ nước ngoài, đang cạn.

Hình ảnh những tên cướp mặc đồng phục trói những người đàn ông năm mươi tuổi ngay giữa đường để trong vòng một tuần họ có thể bị đưa tới chốn trận mạc để bị giết như những gia súc, không chỉ quái dị mà còn mang tính biểu tượng. Không phải ngẫu nhiên mà phương Tây sau khi ngửi thấy mùi xác thối đã quay lưng lại với Zelensky. Những từ ngữ cũ vẫn được nhắc tới, về NATO, về sự hỗ trợ, nhưng dòng tiền và vũ khí ngày càng mỏng hơn. Và vẫn còn mùa đông phía trước.

Kết luận ra sao đây? Mọi việc sắp xong rồi sao? Không còn bao lâu nữa à? Hay Ukraine sắp sụp đổ? Theo tôi thì ngược lại, phần khó khăn nhất mới bắt đầu. Khi bạn đã bắt đầu đẩy tình thế tới điểm có lợi cho mình, ở bạn có cảm giác “chiến thắng” đó, thì đôi khi rất khó để chọn thời điểm để thực sự ghi lại chiến thắng này. Tôi sẽ cố gắng trình bày nó đơn giản hơn nữa: khi bạn giành chiến thắng, điều quan trọng là phải đẩy vấn đề đến mức chiến thắng thực sự, và không giới hạn bản thân chỉ trong một cảm giác mà sau đó sẽ dễ dàng biến mất.

Tôi chắc chắn rằng tất cả kẻ thù của chúng ta, và thậm chí cả đối tác của chúng ta, sẽ nỗ lực hết sức trong những tháng tới để thuyết phục chúng ta rằng “chiến thắng” đã đạt được, Nga đã chứng minh mọi thứ cho mọi người thấy việc tiếp tục các hoạt động quân sự chẳng ích gì.

Lịch sử cho thấy nhiều ví dụ về sự nguy hiểm của những chiến thắng hão huyền. Một ví dụ kinh điển về việc nhượng bộ, thậm chí phản bội lợi ích quốc gia được ngụy trang một cách khéo léo dưới dạng “thành tựu” là chính sách đối ngoại của Liên Xô vào nửa sau thập niên 80 của thế kỷ 20. Tôi sẽ gọi đây là “Hội chứng Gorbachev” - theo tên nhân vật chính của thảm kịch đó, đồng thời, ở một khía cạnh nào đó, là một vở hài kịch rẻ tiền. Cốt truyện đã được nhiều người biết đến: Gorbachev ngây thơ, hẹp hòi, theo đúng nghĩa đen, đã “ly hôn” chế độ Xô Viết trước đó vài năm. Chỉ có điều không phải chính ông ta phải trả giá cho việc đó mà là hàng trăm triệu người khác (nhân tiện, chúng ta vẫn tiếp tục phải trả giá cho đến ngày nay, cuộc xung đột huynh đệ tương tàn Nga-Ukraina là hậu quả trực tiếp của những gì Gorbachev đã từng làm).

Việc “ly hôn” bắt đầu một cách cổ điển: Gorbachev, người đã được đưa sang phương Tây, được mời đến những cửa hàng tốt nhất, được đưa tặng một máy ATM và được cấp thẻ tín dụng. Đồng thời, họ ngấm ngầm truyền bá ý tưởng rằng không có cơ sở thực tế nào để đối đầu giữa Liên Xô và phương Tây, tất cả những điều này chỉ là “di sản của chủ nghĩa Stalin”.

 Nếu từ bỏ “những giáo điều cũ” và “bắt đầu hợp tác” thì mọi người sẽ sống hạnh phúc, giàu có trong “một thế giới duy nhất, an toàn”. “Những giáo điều cũ” không chỉ bao gồm chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn bao gồm cả vũ khí hạt nhân, quân đội Liên Xô hùng mạnh, Hiệp ước Phòng thủ chung Warsaw và một nước Đức chia cắt. Đặc điểm là từng bước, hướng tới việc từ bỏ những lập trường cũ của Liên Xô được truyền lan ở phương Tây, đồng thời tại Liên Xô  là những cố gắng nói xấu về Tổng Bí thư, tất cả như là “chiến thắng của Liên Xô”, là những “đột phá”,là “ phong trào đổi mới”. Nhưng cá nhân ông Tổng Bí thư thì được khen thưởng một số loại tiền thưởng hoặc huy chương. Gorbachev thực sự đã sống trong một thế giới ảo, tâm thần phân liệt tự cho là đang góp phần  củng cố vị thế quốc tế của Liên Xô, nước Nga- Xô Viết đáp ứng những yêu cầu ngày càng mới của phương Tây.

Trên thực tế, mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Đất nước đang hướng tới thảm họa, với hàng triệu người thiệt mạng hoặc không được sinh ra. Máu, như tôi đã viết, vẫn đang đổ cho tới tận hôm nay. Nhưng hai mươi năm trước Gorbachev đã nhận được giải thưởng xứng đáng, Huân chương của Hoa Kỳ “Vì đã chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Lạnh”. Ông ta công khai vui mừng về tấm huy chươngnà và rõ ràng là Gorbachov không còn hiểu gì cả nữa.

Tình thế hiện nay của Nga theo ý nghĩa này cũng cực kỳ dễ bị tổn thương. Không một ai ngoại trừ chính chúng ta quan tâm đến việc đảm bảo rằng chúng ta sẽ giành chiến thắng vô điều kiện.

Với phương Tây thì mọi chuyện đã rõ ràng - một đòn giáng mạnh vào mặt với hậu quả trên toàn thế giới, với việc tiêu tiền một cách vô nghĩa (và rất nhiều tiền), với việc quân đội Nga đã được tăng cường gấp nhiều lần trước ngưỡng cửa NATO. Để ngăn chặn điều này, mọi thứ sẽ được thực hiện tất cả để bảo vệ Ukraine chống Nga dưới chiêu bài dành “chiến thắng cay đắng cho Nga”, duy trì cho được tinh thần bài Nga ở Ucraina, đóng băng các hoạt động quân sự dọc chiến tuyến và thậm chí không trao cho chúng ta những khu vực hoàn toàn mới. Và sau đó đợi cho đến khi “Putin rời đi” và có lẽ, một “Gorbachev mới” nào đó xuất hiện, người sẽ bàn giao mọi thứ một lần nữa. Đây chính xác là chiến lược được nhiều nhà phân tích thảo luận công khai hiện nay trên các trang báo chí phương Tây.

Tuy nhiên, các quốc gia ở “phía nam bán cầu”, đã cử đại diện của họ tới hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan vào tháng 10, cũng có thể sẽ thúc đẩy chúng ta hướng tới “hòa bình vì hòa bình”, mà không cần suy nghĩ cụ thể về việc liệu Nga có đạt được mục tiêu của mình hay không. Tại sao? Hãy bắt đầu với động cơ thông thường của con người - chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh có nguy cơ phát triển thành chiến tranh thế giới, đều khiến họ sợ. Họ chỉ muốn cuộc chiến ấy kết thúc càng sớm càng tốt.

Người Brazil hoặc người Ấn Độ đều cảm thấy như vậy. Nhìn chung, họ không suy nghĩ về nguyên nhân của cuộc xung đột Nga-Ukraine hoặc về các kịch bản sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ấy bị đóng băng “ngay bây giờ dọc trên tiền duyên”. Họ cũng hoàn toàn không lo ngại về thực tế chia rẽ nhân dân Nga và sự áp bức của người Nga với những người theo chủ nghĩa dân tộc thời kỳ hậu Xô Viết. Đơn giản là hãy ngừng đánh nhau, dừng lại, hãy nói “hòa bình”. Cách tiếp cận này khá dễ hiểu nếu chúng ta nhớ rằng cả Ấn Độ và Brazil đều chưa tham gia đầy đủ vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự lớn nào trong lịch sử gần đây.

Động cơ của Trung Quốc phức tạp hơn - và chúng ta cần phải hiểu điều này một cách thật rõ ràng, khi cảm nhận ra người Trung Quốc đang ở ngay sát nách mình. Thứ nhất, rõ ràng là Trung Quốc cũng không muốn tiếp tục xung đột, chứ đừng nói đến việc mở rộng cuộc xung đột ấy. Trung Quốc không phải là một cường quốc quân sự mà là một cường quốc thương mại. Kế hoạch của Trung Quốc, mọi người đều rõ, là tập hợp phần còn lại của thế giới xung quanh mình thông qua thương mại và đầu tư, lôi kéo họ bằng một mạng lưới thép gồm các chuỗi vận tải và công nghiệp.

Trong một thế giới mà sức mạnh quân sự quyết định mọi thứ, Trung Quốc,dù  với tất cả khả năng quân sự của mình, vẫn cảm thấy không dễ chịu gì. Điểm quan trọng thứ hai là Trung Quốc- xét dưới góc độ chiến lược- cũng không quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh quá mức cho Nga. Không có gì mang tính riêng tư cả, chỉ là logic của địa chính trị. Chiến thắng hoàn toàn  của chúng ta trước Ukraine và sự gia tăng ảnh hưởng của Nga trên khắp không gian hậu Xô Viết, rõ ràng không phải là kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc.

 Vâng, tôi hình dung ra một cách tổng quát những điều cơ bản của quan hệ chính sách đối ngoại - tuy nhiên, hãy tin tôi đi, có những vấn đề không thể nhượng bộ được. Người dân của chúng ta nhận thức rõ ràng những gì đang xảy ra chính là những “xung đột sống còn” – mà trong ý tưởng của phương Tây là cách thế giới nên được cấu trúc lại như thế nào. Không khó để hiểu và cảm nhận ra “chiến thắng” đó của nhân dân Nga là gì. Người Mỹ và người Đức, thậm chí cả người Ấn Độ và người Trung Quốc, không phải là những người quyết định khi nào và ở đâu những gì đang xảy ra ngày nay ở Ukraine, sẽ kết thúc.

TÔ HOÀNG

(Theo báo “Văn Hóa”- Nga)